53. Trang 255

“Hai con đường mở ra trong sự phát triển nhân cách - một đường dẫn đến tình yêu và con đường kia dẫn đến con người chiếm hữu. Khi các cá nhân phát triển bình thường, chúng đơn thuần cảm thấy một tình yêu không những đối với các sự vật, mà còn đối với các sinh vật khác. Tình yêu này không phải là cái gì được dạy cho, nó là hệ quả của việc họ đã sống một cuộc đời đúng nghĩa. Tình yêu không phải là nguyên nhân mà là kết quả của một sự phát triển bình thường của cá nhân. Đứa trẻ đã cảm nhận được một tình yêu mạnh mẽ cho các môi trường của nó và cho tất cả các sinh vật, đã khám phá ra niềm vui và lòng nhiệt thành trong lao động, nó cho chúng ta lý do để hy vọng rằng nhân loại có thể phát triển theo chiều hướng mới. Hy vọng của chúng ta về nền hòa bình tương lai không thể (không chỉ) được tìm thấy trong kiến thức chính quy mà người lớn có thể truyền lại cho đứa trẻ mà nó tùy thuộc vào sự phát triển bình thường của con người mới”, bà viết trong tác phẩm Giáo dục và Hòa bình. 

Maria Montessori qua đời năm 1952 ở tuổi 81, sau khi đã dành cả đời mình cho trẻ em, giáo dục và hòa bình. Một thế kỷ kể từ khi thành lập ngôi trường Montessori đầu tiên ở San Lorenzo, Rome, Phương pháp Montessori đã lan rộng toàn cầu. Ước tính có khoảng 20.000 ngôi trường Montessori trên toàn thế giới mà chỉ riêng Hoa Kỳ đã có đến 4.500 trường. Hiệp hội Montessori Hoa Kỳ là một tổ chức phi chính phủ được công nhận tại Liên hợp quốc, có tiếng nói lớn hơn đối với giáo dục Montessori và hòa bình. 

***

Với riêng cá nhân tôi, sự xuất hiện của Maria Montessori và sự nghiệp đáng kính trọng của bà, là một lời nhắc về sứ mệnh. Vào ngày ra mắt quyển sách Thập kỷ vàng, trang sử mới của tôi, vào Tết Đoan ngọ năm 2020 (ngày 5/6/2020), một người bạn đã nhắn tin và gửi ảnh tờ lịch ngày cho tôi. Tôi giật mình khi đọc được thông điệp của Maria Montessori ghi trên tờ lịch “Hòa bình là điều