55. Trang 257
Dựa trên nền tảng giáo dục hòa bình của Maria Montessori, sáng kiến của tôi đề xuất là cần có một tổ chức quốc tế đứng ra soạn thảo môn học Giáo dục công dân toàn cầu và tổ chức ấy có đủ quyền lực và quyền hạn để buộc tất cả các quốc gia trên toàn thế giới cùng tham gia, thực hiện. Hòa bình là một chủ đề không mới, giáo dục hòa bình cũng đã được đưa vào giảng dạy ở một số quốc gia, điều khác biệt trong đề xuất của tôi là phương thức thực hiện giáo dục hòa bình.
Đầu tiên là nội dung giáo dục hòa bình
Chương trình Giáo dục công dân toàn cầu phải dạy cho trẻ em nhận thức đúng về nguồn gốc loài người. Khi nhìn vào lịch sử loài người, các em sẽ nhận ra loài người có chung một nguồn gốc, một tổ tiên, cùng một hệ DNA. Tất cả trẻ em sinh ra trên trái đất này đều được xem là công dân toàn cầu, cần được chăm sóc chu đáo và đối xử bình đẳng. Dù sinh ra ở vùng đất địa lý nào đi nữa thì khu vực ấy cũng thuộc ngôi nhà chung là trái đất nên tất cả trẻ em trên thế giới đều là đồng hương, là anh em với nhau. Để làm được việc này, lịch sử loài người phải được biên soạn lại với quan điểm thống nhất, với sợi chỉ đỏ xuyên suốt, rằng: Trái đất, với một lịch sử khoa học, khách quan và không phục vụ lợi ích chính trị của bất kỳ quốc gia nào.
Các em phải được dạy: Trái đất là quê hương của loài người và trái đất đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt. Từ nhận thức ấy, các em phải có nghĩa vụ bảo vệ sự sống và sự phát triển bền vững của quê hương mình. 17 mục tiêu phát triển bền vững của thế giới do Liên hợp quốc đề xướng sẽ được lồng ghép vào chương trình để giúp các em nhận thức được tình trạng và những nguy cơ, thách thức mà trái đất đang phải đối diện để từ đó có hành động phù hợp.
Các em phải được dạy: tự nhiên ưu tiên sự đa dạng. Không thể
vì yêu mến một loài hoa đẹp mà buộc cả thế giới này phải trồng