57. Trang 259

Những nguyên tắc cần tôn trọng và cách thức khi soạn thảo chương trình môn học Giáo dục công dân toàn cầu bao gồm triết lý, phương pháp, nội dung đều cần phải hướng đến mục tiêu giúp trẻ em biết yêu mến thiên nhiên; biết trân quý sự sống; biết kiểm soát sân si, tham vọng; biết nuôi dưỡng lòng nhân ái, bao dung, vị tha; biết tôn trọng sự khác biệt; chống lại mọi hình thái của chiến tranh - đồng thời hiểu được sâu sắc giá trị của hòa bình. Nội dung các bài học sẽ được phân chia sao cho phù hợp với đặc điểm tính cách và khả năng tiếp nhận của từng nhóm tuổi. 

Cách thức triển khai toàn cầu 

Liên hợp quốc cần lập ra một Hội đồng lên kế hoạch tổ chức và triển khai chương trình Giáo dục công dân toàn cầu với phương thức đề cử những người có trình độ, năng lực và tâm huyết vào Hội đồng tương tự như phương pháp tôi đã trình bày ở phần trước. Nội dung chương trình học sau khi được các chuyên gia giáo dục hàng đầu thế giới soạn thảo sẽ được dịch ra nhiều ngôn ngữ để có thể tiếp cận đến 204 quốc gia trên 7 châu lục. Cần có một cơ chế từ Liên hợp quốc mới - chính quyền của “nhà nước Trái đất” - khuyến nghị tất cả các quốc gia triển khai chương trình đến trẻ em toàn cầu. Thông qua hình thức dạy online, các giáo sư có thể dạy cho hàng triệu giáo viên để rồi những tư tưởng này sẽ được truyền đạt lại cho hàng triệu triệu học sinh trên toàn thế giới. 

Tạo dựng những không gian hòa bình trên toàn thế giới 

Nếu như chương trình Giáo dục công dân toàn cầu là hạt giống hòa bình cho thế hệ mới, chúng ta cần môi trường nuôi dưỡng để hạt giống ấy nảy mầm, đơm hoa, kết quả. Môi trường ấy không chỉ là không gian hòa bình trong các lớp học của Montessori mà còn phải là những không gian trong cộng đồng, nơi trẻ em tiếp xúc với người lớn, với những đứa trẻ khác cùng nhiều giá trị văn hóa quý giá và đa sắc. Có đủ loại xung đột xảy ra trong đời sống hàng ngày,