61. Trang 263
Giữa bầu không khí căng thẳng và hỗn loạn ấy, phát súng từ một người vô danh nào đó vang lên trong không trung như một cú kích nổ khơi mào cho vụ “Thảm sát Tulsa” kinh hoàng. Khi bình minh ló rạng vào ngày 1 tháng 6, hàng ngàn người da trắng đã tràn vào quận Greenwood cướp bóc, đốt phá nhà cửa và các cơ sở kinh doanh trên tổng diện tích 35 khu phố. Quận Greenwood bị phá hủy hoàn toàn, 10.000 người Mỹ gốc Phi mất nhà cửa, hàng trăm người thiệt mạng và hàng triệu USD bị mất trắng. Vài giờ sau Thảm sát Tulsa, mọi cáo buộc chống lại Dick Rowland đã được bãi bỏ. Cảnh sát kết luận rất có thể Rowland đã vấp phải Page hoặc chỉ đơn giản là giẫm vào chân cô. Được bảo vệ an toàn trong nhà tù suốt thời gian diễn ra cuộc bạo động, Rowland rời khỏi thành phố vào sáng hôm sau và không ai còn thấy chàng trai xuất hiện ở Tulsa mãi về sau. “Thảm sát Tulsa” được xem là một trong những vụ bạo lực phân biệt chủng tộc chết chóc nhất lịch sử Hoa Kỳ, Cục thống kê Oklahoma ghi nhận có khoảng 36 người chết sau cuộc thảm sát nhưng các nhà sử học ước tính số người chết có thể lên đến 300 người.
Trở lại thời hiện tại, dù một thế kỷ đã trôi qua nhưng vết
thương “Thảm sát Tulsa” vẫn còn hằn sâu trong ký ức của những
cư dân vùng đất này. Tulsa đang trên đường hướng đến sự chữa
lành nhưng lịch sử bất bình đẳng xã hội lâu dài đã khiến nền kinh
tế của thành phố phát triển chậm chạp. Là một cư dân sinh ra trên
chính mảnh đất Tulsa, lại là con trai của một người tị nạn Do Thái
chạy trốn khỏi Đức Quốc xã, nhà từ thiện tỷ phú George B. Kaiser
thấu hiểu và trăn trở với nỗi đau của Tulsa trong nhiều năm liền.
Công viên Gathering Place ra đời trong bối cảnh ấy. “Trên khắp
đất nước, chúng ta đang trở nên chia rẽ hơn do chủng tộc, giai cấp, bất
bình đẳng kinh tế và gần đây nhất là do chính trị. The Gathering Place
được tạo ra để tập hợp mọi người trong khu vực Tulsa để khám phá
lại rằng tất cả chúng ta đều gắn bó với nhau bởi những điểm chung,
đặc biệt là những hy vọng và ước mơ mà chúng ta dành cho gia đình