71. Trang 273
hiện dự án xây dựng hệ thống tưới tiêu sử dụng năng lượng tái tạo từ thủy điện để đảm bảo nguồn nước liên tục chảy đến những cánh đồng giúp người nông dân Varzi-Kanda có thể canh tác cây trồng khỏe mạnh, từ đó nuôi sống cộng đồng của mình.
Với Lina Tori Jan “hòa bình với chúng tôi là không có chiến tranh, xung đột kinh tế xã hội và chính trị bất ổn, không có đàn áp và vi phạm nhân quyền, là khả năng cho con người thuộc mọi thành phần trong xã hội cảm thấy an toàn và cơ hội phát triển”. Là thành viên của dân tộc thiểu số Hazara ở Afghanistan, Lina Tori Jan là người sống sót sau sự đàn áp và bạo lực khủng khiếp dưới chế độ Taliban. Người Hazara đã bị di dời, bị bắt làm nô lệ và bị tàn sát trong nhiều thế kỷ, mất hơn 60% dân số vì nạn diệt chủng vào cuối những năm 1800. Cho đến những năm 1980, người Hazara vẫn bị xem như nô lệ ở Afghanistan. Phụ nữ và nam giới sẽ bị bán đấu giá trên thị trường, các gia đình bị ly tán, buộc phải rời bỏ nhà cửa và đất đai của họ bị lấy đi và trao cho các nhóm dân tộc khác. Họ không được phép đến trường và không được giáo dục. “Trở thành người Hazara vào thời Taliban là một tội ác. Bạn không thể ra ngoài vì Taliban sẽ bắt bạn đi. Ẩn náu là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng tôi vì danh tính của chúng tôi là Hazara”, Lina chia sẻ. Sau khi Taliban sụp đổ vào năm 2002, gia đình Lina chuyển đến Kabul, nơi cô và các anh chị em của mình được theo học tại một trường học do UNICEF tài trợ. Nền tảng giáo dục từ UNICEF đã đưa Lina đến Hoa Kỳ, nơi cô nhận được học bổng toàn phần đầu tiên tại một trường nội trú tư thục và sau đó là Đại học Richmond, nơi cô theo học chuyên ngành nghiên cứu lãnh đạo và khoa học chính trị.
Bằng tất cả những trải nghiệm của bản thân, Lina Tori Jan đã
thành lập Chai wa Dastan (Trà và một câu chuyện), một chuỗi
podcast tập trung vào việc lưu giữ câu chuyện của những người
tị nạn và người nhập cư từ Afghanistan. Chai wa Dastan bị ảnh
hưởng bởi cách kể chuyện truyền thống của Afghanistan, trong