74. Trang 276

trong suốt quá trình biểu diễn. Phương pháp sân khấu này đã áp dụng trong nhiều thập kỷ qua không chỉ ở Brazil mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Ấn Độ. 

Evelyne đã hợp tác với VIDYA - một tổ chức lâu đời ở Ahmedabad có kinh nghiệm trong việc triển khai“Nhà hát của những người bị áp bức” trong nhiều vấn đề như phát triển trẻ em gái, giáo dục, vệ sinh và các vấn đề về môi trường - để đào tạo những người sống trong khu ổ chuột thành một công ty chuyên nghiệp (các nhà giáo dục, những người biểu diễn và nhà sản xuất) chuyên tổ chức các vở kịch và các lớp học sân khấu với các chủ đề chính là ngăn ngừa xung đột và thúc đẩy hòa bình (ví dụ như xung đột tôn giáo, bất bình đẳng giới, bất công xã hội…). Các học viên trẻ - đến từ khu ổ chuột - được đào tạo trong một hội thảo miễn phí để trở thành chuyên gia trong phương pháp “Nhà hát của những người bị áp bức” cũng như các vấn đề cơ bản trong phân tích hòa bình và xung đột. Những giáo viên mới, sau khi tốt nghiệp khóa học, tiến hành tổ chức thường xuyên (3-4 buổi/tuần) các lớp diễn kịch miễn phí về các vấn đề hòa bình và xung đột trong các khu ổ chuột ở Ahmedabad dành cho mọi thanh niên (từ 12 - 20 tuổi) và bất kỳ ai quan tâm không phân biệt tôn giáo, giai cấp, tầng lớp xã hội hay giới tính. Đồng thời, những giáo viên trẻ này cũng tổ chức và biểu diễn vở kịch “Nhà hát của những người bị áp bức” trước công chúng để giải quyết những vấn đề và bất bình đẳng xã hội chính hiện có trong các khu ổ chuột ở Ahmedabad. Những đứa trẻ từ khu ổ chuột Ahmedabad sau khi làm việc cùng nhau đã tìm thấy những điểm tương đồng và xây dựng tình bạn bền chặt, bất chấp sự khác biệt về tôn giáo và sắc tộc. 

Sáng kiến Nhà hát vì hòa bình của Evelyne Tauchnitz được Dự án vì Hòa bình tài trợ năm 2010. “Dự án khiến tôi nhận ra rằng hòa bình không chỉ là có một môi trường ổn định, vì tôi đã đến một khu vực