76. Trang 278
truyền cảm hứng cho Hamza Farrukh sáng tạo ra Chiếc hộp Oasis - một thiết bị hoạt động bằng năng lượng mặt trời có thể lọc nước lũ thành nước sạch uống được với giá chỉ bằng 1% so với nước đóng chai - khi đang là sinh viên năm cuối tại Đại học Williams ở Massachusetts. Sáng kiến Chiếc hộp Oasis đã đoạt giải thưởng Dự án vì Hòa bình năm 2014 cho phép Hamza Farrukh không chỉ giải quyết được vấn đề nước sạch tại làng mình mà còn tạo tiền đề để anh sáng lập Bondh E Shams - một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế cung cấp các giải pháp bền vững và tiết kiệm chi phí cho các cuộc khủng hoảng nước toàn cầu đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Tính đến nay, Bondh E Shams đã lắp đặt 40 dự án nước, cung cấp 63.000 cốc nước sạch ở 5 quốc gia (Pakistan, Yemen, Nam Sudan, Bangladesh, Afghanistan). Hơn thế, Bondh E Shams cũng thay đổi cuộc sống của những người phụ nữ địa phương - nơi họ tiến hành dự án. Từ năng lượng dư thừa của Chiếc hộp Oasis, Bondh E Shams đã giúp làng Jurr thành lập một xưởng may chạy bằng năng lượng mặt trời do phụ nữ điều hành. Tại Nam Sudan, nơi Bondh E Shams trao 5 Chiếc hộp Oasis, các cộng đồng đã phát triển một dịch vụ cung cấp nước và sửa chữa giếng nước (sử dụng nước từ Chiếc hộp Oasis) với toàn nhân viên nữ.
Năng lượng mặt trời là nền tảng chính trong thiết kế Chiếc
hộp Oasis, Hamza Farrukh mong muốn dự án sẽ khuyến khích
các quốc gia sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi
trường. “Trước tiên, chúng ta phải truyền cảm hứng cho một nền văn
hóa thay đổi và khuyến khích các quốc gia nơi chúng ta làm việc giảm
sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là ở những nơi liên quan đến việc
lọc nước. Ngay bây giờ và ở vị trí địa lý của chúng ta, năng lượng mặt
trời là nguồn năng lượng sạch phù hợp nhất”, Farrukh chia sẻ trong
cuộc phỏng vấn với tờ World Architecture Community. Hamza
Farrukh hiện là cộng sự trong bộ phận chứng khoán tại Goldman