7. Trang 286

Bryan Sykes là giáo sư di truyền học Người của Đại học Oxford chuyên nghiên cứu về nguồn gốc các bệnh di truyền về xương và là người đầu tiên chiết xuất DNA từ bộ xương cổ đại. Với tên tuổi là người đầu tiên chiết xuất được DNA từ bộ xương người cổ đại, Bryan Sykes thường xuyên được tiếp cận những bộ xương cổ đại như Người Băng (hóa thạch có niên đại khoảng 5000 - 5350 năm trước dựa theo tuổi carbon) hay cụ Cheddar để rồi từ đó dẫn ông đến công trình nghiên cứu về nguồn gốc loài người mà ông đã trình bày rất sống động trong quyển sách Bảy người con gái của Eva. Từ sự trùng khớp chuỗi DNA giữa Người Băng với một người phụ nữ hiện đại có tên Marie Moseley sống ở Dorset miền Nam nước Anh đã trở thành nguồn cảm hứng để Bryan Sykes bắt đầu thu thập rất nhiều DNA trên các hóa thạch cổ đại và DNA của người hiện đại để tìm ra mối quan hệ giữa chúng rồi từ đó tìm ra nguồn gốc và tổ tiên loài người ngày nay. 

Bryan Sykes quan tâm đến DNA ti thể khi tiếp cận công trình nghiên cứu của A C Wilson DNA ti thể và tiến hóa của nhân loại (Mitochondrial DNA and human evolution), trong đó chỉ ra rằng nếu hai người có DNA ti thể rất giống nhau thì họ sẽ có mối quan hệ gần nhau hơn về mặt di truyền so với hai người có DNA ti thể khác nhau. Những người có DNA ti thể khác nhau thì có cùng một tổ tiên lâu hơn và được nối với nhau bởi những nhánh dài hơn trong bản đồ gen. Lần đầu tiên, bằng bản đồ cây “gen ti thể” loài người đã có được phương pháp đo thời gian chứng tỏ rằng “tổ tiên chung của loài người xét về mặt ti thể của toàn bộ nhân loại hiện đại sống chỉ cách đây 150.000 năm” điều này rất phù hợp với lý thuyết “rời khỏi châu Phi” mà rất nhiều nhà nghiên cứu đang ủng hộ, nhưng cũng gây tranh cãi với những người thuộc trường phái đa vùng miền về nguồn gốc loài người. Dù công trình của A C Wilson gây ra một sự thích thú lẫn tranh cãi trong cộng đồng khoa học trong một thời gian dài, nhưng DNA ti thể đã chiến