10. Trang 289
Trong hành trình trở về quá khứ ấy, độc giả ít nhiều biết về đời sống của người tiền sử thông qua góc nhìn của người phụ nữ là thị tổ trước khi họ tiến hóa thành loài người hiện đại như ngày nay. Đó là cuộc sống của những đoàn người săn bắt hái lượm, phải sống đời di cư từ năm này sang tháng khác để kiếm cái ăn trong cái đói thường xuyên và cái lạnh thường trực. Người phụ nữ trong thế giới tiền sử có tuổi thọ ngắn, họ chỉ sống khoảng 30 - 40 tuổi là qua đời sau khi đã sinh ra những đứa con. Cuộc sống khắc nghiệt của đoàn người di cư khiến những đứa bé luôn là gánh nặng của cuộc hành trình nên chỉ khi nào đứa bé có thể đi bộ kịp đoàn người và không phải bế nữa thì người mẹ của nó mới có thể thụ thai lần nữa. Người phụ nữ thời xưa mang thai cách nhau ít nhất 3 năm. Khắc nghiệt hơn, nếu tình cờ sinh đôi như bà thị tổ Xenia, một trong hai đứa trẻ có thể bị giết ngay lập tức. May mắn trong câu chuyện của Xenia, cha mẹ bà đã tìm thấy một người phụ nữ ở đoàn người láng giềng vừa mất con nên đã bí mật chuyển đứa bé đến lán trại của họ, để rồi từ đó hai cô con gái của Xenia vẫn sống và tạo thành hai nòi giống kéo dài đến tận châu Âu và châu Mỹ ngày nay. Theo thứ tự thời gian, cuộc sống tưởng tượng của bảy thị tổ cũng lần lượt đi qua những cột mốc quan trọng của lịch sử loài người: thuần hóa chó, cuộc Cách mạng Nông nghiệp, sự bùng phát dân số khi nguồn lương thực nuôi sống loài người đã có thể tự sản xuất và nuôi trồng.
Từ nghiên cứu về thị tổ trong quần thể người châu Âu, nhiều
nghiên cứu tiếp theo đã tiến hành phân tích DNA ti thể của các
quần thể người khác trên toàn thế giới. Theo số liệu cung cấp của
Bryan, các nghiên cứu mới này đã phát hiện thêm 26 thị tộc khác
trên các vùng khác, nâng tổng số thị tổ trên toàn thế giới lên con số
33. Khi phân tích ngược về quá khứ, lần lượt các thị tộc hợp nhất
lại với nhau cho tới khi chỉ còn lại duy nhất một mẫu tổ, đó là thị tổ
của tất cả các thị tộc ở châu Phi cũng như toàn thế giới. Sự tồn tại
của bà đã được tiên đoán trước trong bài báo khoa học DNA ti thể