16. Trang 295

chứng đầu tiên về sự tồn tại của Denisovan được đưa ra vào năm 2008 khi một xương ngón tay được phát hiện trong hang Denisova ở dãy núi Altai xa xôi ở miền nam Siberia. Ban đầu, xương được cho là của người Neanderthal vì trong hang có bằng chứng về sự có mặt của loài này. Do đó, mẫu xương nằm trong ngăn kéo bảo tàng ở Leipzig (Đức) trong nhiều năm trước khi được phân tích. Kết quả đã làm các nhà nghiên cứu sửng sốt. Mẫu xương ấy không phải của người Neanderthal - mà là một dạng người cổ đại chưa được biết đến cho đến nay. “Người Denisovan là loài đầu tiên từng được xác định trực tiếp từ DNA của họ chứ không phải từ dữ liệu hóa thạch” Joshua Akey, nhà nghiên cứu đến từ Viện Max Planck cho biết. Joshua Akey và các đồng nghiệp đã tiếp tục công việc truy vết di truyền và đã xác định những họ hàng gần nhất còn sống của người Denisovan là người Melanesia hiện đại, cư dân của các đảo Melanesian ở tây Thái Bình Dương - những nơi như New Guinea, Vanuatu, quần đảo Solomon và Fiji. Những quần thể này mang từ 4 - 6% gen Denisovan, mặc dù họ cũng mang gen Neanderthal. 

Do mới vừa được phát hiện nên các nhà khoa học có khá ít thông tin về người Denisovan và cách di chuyển của họ nhưng các nghiên cứu đến hiện tại cho thấy con người hiện đại đã giao phối với họ ở châu Á và Australia từ 50.000 đến 15.000 năm trước. Một nghiên cứu năm 2018 đã cung cấp thêm một mảnh thông tin về người Denisovan. Có khả năng người Denisovan đã tách khỏi họ hàng Neanderthal của họ ít nhất 400.000 năm trước. Và trong khi người Neanderthal lan rộng khắp châu Âu và Trung Đông, người Denisovan lan rộng qua châu Á và cuối cùng giao phối với tổ tiên của người hiện đại gốc châu Á. Bằng cách đó, người Denisovan đã để lại dấu vân tay di truyền của họ trong người Homo sapiens trong nhiều thế hệ sau - cung cấp thêm manh mối để tìm hiểu về đồng loại của họ. 

Dù vậy, thông tin về việc loài người hiện đại từng giao phối với hai người anh em họ hàng Neanderthal và Denisovan cũng không