18. Trang 297

Các nghiên cứu về gen cho thấy: 99,9% thông tin di truyền trong DNA bộ gen người là chung cho tất cả mọi người ở mọi châu lục; 0,01% còn lại là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tóc, mắt, màu da, chiều cao và xu hướng mắc một số bệnh. Tuy nhiên, từ lâu các nhà khoa học đều tin rằng tất cả sự sống đều tiến hóa từ một tổ tiên chung nên con người cũng chia sẻ trình tự DNA với tất cả các sinh vật sống khác. Nghiên cứu năm 2012 của Viện Max Planck cung cấp thông tin về hai loài vượn có quan hệ họ hàng gần với con người: tinh tinh lùn bonobos (Pan paniscus) và loài tinh tinh thông thường (Pan troglodytes) - cả hai đều chia sẻ 98,7% DNA với con người. Số phần trăm DNA chung mà loài người chia sẻ với các loài khác thường có tỷ lệ rất cao: loài khỉ chia sẻ 93% DNA, loài mèo chia sẻ 90% DNA và loài chuột chia sẻ 85% DNA với loài người. 

Nếu như con người chia sẻ trình tự DNA chung với các loài khác với tỷ lệ cao như vậy, điều gì khiến loài người khác biệt với các loài động vật khác? Hay nói cách khác, điều gì khiến cho loài người là độc đáo và duy nhất trên hành tinh này? 

Kích thước bộ não lớn, đi trên hai chân hay biết sử dụng công cụ từng được cho là những điểm khác biệt giữa con người và các loài động vật khác. Nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy đây không phải là những điểm độc đáo chỉ có riêng ở con người. Cá voi có bộ não lớn hơn bộ não người. Một số loài lông vũ và chim cũng đi bằng hai chân. Sử dụng công cụ rõ ràng là một thành tựu của con người nhưng các loài động vật khác cũng làm được việc ấy. Tinh tinh sử dụng lá cây làm ô hay giấy vệ sinh. Quạ Caledonian rất thành thạo trong việc chế tạo các công cụ bằng lá cây hoặc que để lấy thức ăn. 

Sau cùng, quan điểm ngôn ngữ chính là đặc điểm khiến con người khác biệt với các loài động vật được nhiều nhà khoa học đồng tình nhất. Có ngôn ngữ, con người có khả năng truyền đạt những ý tưởng phức tạp và trừu tượng. Thông qua ngôn ngữ và