22. Trang 301
của đời sống con người. Trên thực tế, một người khó có thể làm được bất cứ điều gì nếu không có công cụ mạnh mẽ nhất của họ là ngôn ngữ. Điều này thể hiện tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc thông báo hành động của con người và có thể ảnh hưởng đến mong muốn của con người trong việc châm ngòi các cuộc khủng hoảng và xung đột. Điều nghịch lý và thú vị là ở chỗ ngôn ngữ khiêu khích có thể được dùng để gây ra một cuộc xung đột, thậm chí xa hơn là tạo ra một cuộc chiến, nhưng ngược lại, việc sử dụng ngôn ngữ ôn hòa và phù hợp lại có thể xây dựng hòa bình.
Đối thoại là con đường dẫn đến hòa bình và công cụ mạnh mẽ nhất được sử dụng trong cuộc đối thoại này chính là ngôn ngữ.
Trong lịch sử Việt Nam, có một nhân vật đặc biệt đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ để đem lại hòa bình cho dân tộc. Là vua của Đại Việt - một quốc gia nhỏ sống cạnh một quốc gia lớn và hùng mạnh như Trung Quốc quanh năm suốt tháng cứ muốn đem quân xâm lấn - Trần Nhân Tông và chính sách hòa giải của ông là một minh chứng cho thấy ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc xây dựng một nền hòa bình tốt đẹp cho cả hai dân tộc.
Trần Nhân Tông tên húy là Trần Khâm, con đầu của vua Trần
Thánh Tông, sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1258). Theo
Đại Việt sử ký toàn thư, lúc sinh ra, Trần Nhân Tông có hình tướng
như “được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như
vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng. Hai cung đều cho là lạ,
gọi là Kim Tiền đồng tử. Trên vai bên trái có nốt ruồi đen, cho nên
có thể cáng đáng việc lớn”.
Khi lớn lên, Trần Nhân Tông được vua cha đặc biệt quan tâm
giáo dục để chuẩn bị cho việc kế tục sự nghiệp lãnh đạo đất nước
sau này. Sử chép vua cha Trần Thánh Tông “chọn người Nho học
trong nước, người nào có đức hạnh sung vào hầu Đông cung”. Tuệ
Trung Thượng sĩ, Lê Phụ Trần, Nguyễn Thánh Huấn, Nguyễn Sĩ