25. Trang 304
mà Trần Nhân Tông gửi cho nhà Nguyên chính là những tác phẩm văn xuôi thấm đẫm tinh thần hòa bình của một quốc gia Đại Việt nhỏ bé nhưng chứa đầy khí phách và sự kiên cường để giữ vững nền tự chủ của mình. Chính những bức thư này đã tạo ra thời kỳ hòa hoãn cần thiết để dân quân Đại Việt bước vào cuộc chiến một cách chủ động. Và cũng chính những bức thư này mà triều Nguyên đã bãi binh, tránh được cảnh chém giết lẫn nhau giữa hai nước. “Để đạt được mục đích ấy, các bức thư Trần Nhân Tông gửi cho triều Nguyên đã thể hiện sự khôn khéo mềm dẻo nhưng lại rất kiên quyết trong việc giữ vững chủ quyền của dân tộc. Sách lược đối ngoại của vua Trần Nhân Tông thể hiện trong các bức thư đó là: tránh va chạm, giữ hòa khí, thậm chí “nhún nhường” khi cần thiết nhưng lại rất cương quyết để bảo vệ chủ quyền của dân tộc” quyển sách Phật hoàng Trần Nhân Tông - Cuộc đời và sự nghiệp đúc kết.
Ngay từ khi Trần Nhân Tông mới lên ngôi, dù vua Nguyên Hốt Tất Liệt liên tục tạo áp lực, sai sứ bộ sang Đại Việt buộc ông thân chinh vào chầu nhưng Trần Nhân Tông luôn khôn khéo từ

chối yêu sách của vua Nguyên. Khi vua Trần Thánh Tông mất, Hốt Tất Liệt lấy cớ Trần Nhân Tông lên ngôi nhưng không xin phép thiên triều do vậy quyết đòi ông sang Bắc Kinh chầu thiên tử. Trần Nhân Tông nhất quyết không sang mà chỉ cho sứ đoàn đi ngoại giao.
Lê Mạnh Thát trong Toàn tập
Trần Nhân Tông có viết về bài biểu
mà vua Trần Nhân Tông đã dâng
Hốt Tất Liệt “Nhận được sắc đòi lễ
thân chinh phải đến Thiên triều. Tôi
sinh trưởng ở chốn thâm cung, không
quen cưỡi ngựa, không quen phong