26. Trang 305
thổ, sợ chết dọc đường. Các em tôi từ Thái úy trở xuống cũng đều như thế. Thiên sứ trở về, chúng tôi kính cẩn dâng biểu, để đạt thành ý, cùng dâng vật lạ. Từng nói “Tống chủ năm chưa đầy 10 tuổi cũng sinh trưởng ở chốn thâm cung, ở quanh quẩn Tập Hiền điện, hàng ngày làm sáng rõ lời dạy của tiên quân ở đời. Tôi thuở mới nối ngôi, thiên sứ sang mở thư chiếu dụ, khiến tôi vừa mừng vừa sợ, trong lòng hỗn loạn. Trộm nghe, Tống chủ lúc nhỏ, trời thương đã phong công tước. Vậy đối với tiểu quốc, tôi tất cũng được thêm lòng xương xót”.
Lời lẽ trong bài biểu vừa có tình vừa có lý, khiến cho Hốt Tất Liệt khó bề bắt bẻ. Lý lẽ ấy thể hiện rõ làm vua một nước dù là nước nhỏ nhưng quyền lợi và trách nhiệm cũng giống vua nhà Tống. Vua một nước thường sinh trưởng trong chốn thâm cung nên không quen nắng gió, do vậy việc đi sang Bắc Kinh để triều cống không thực hiện được. Việc từ chối không sang chầu thượng quốc được Trần Nhân Tông nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các bài biểu, tấu. Điều này thể hiện sự kiên định trong đường lối ngoại giao của ông. “Ấy, bởi vì sinh trưởng ở nước Việt Thường, bẩm khí yếu đuối, thủy thổ không quen, nóng lạnh chẳng chịu. Dù xem được quang cảnh thượng quốc, sung làm khách của vương đình, thì vẫn sợ có chuyện trên đường, luống phơi xương trắng, đến nỗi lòng nhân của bệ hạ cũng tự cảm thấy xót thương, mà chẳng ích gì cho thiên triều trong muôn một”. Những luận điệu về lòng nhân của “thiên triều” Hốt Tất Liệt đã bị Trần Nhân Tông chất vấn trở lại: Nếu “thiên triều” có lòng nhân thì tại sao cứ bắt tôi phải vào chầu. Nếu vào chầu theo đúng lệnh (đường xa xôi hiểm trở, đi dài ngày) lỡ phơi xương trắng ở dọc đường há chẳng phải ảnh hưởng đến lòng nhân mà “thiên triều” từng khoe khoang đó sao. Trần Nhân Tông hiểu rất rõ vào chầu tức là đầu hàng giặc nên ông quyết không nhượng bộ.
Hốt Tất Liệt dùng chiêu bài dụ dỗ bằng lời đường mật không
được, liền hai lần xua quân tiến đánh Đại Việt với binh tướng hùng