27. Trang 306

mạnh nhưng quân Nguyên vẫn thất bại thảm hại. Hổ thẹn với dân chúng vì tư cách là người đứng đầu “thiên triều đại quốc” mà trong vòng bốn năm đã hai lần đại bại, ngày 18/11/1288, Hốt Tất Liệt tiếp tục cử phái bộ do Lý Tư Diễn cầm đầu mang chiếu đến Thăng Long buộc Trần Nhân Tông thân chinh vào chầu nếu không sẽ đem quân đánh lần nữa. 

Vua Trần Nhân Tông đáp lại bằng cách dâng hai lá thư và một tờ trạng cùng phương vật cống phẩm để giảm nộ khí của Hốt Tất Liệt, tránh một cuộc xung đột lần nữa xảy ra. Tuy nhiên Hốt Tất Liệt vẫn chưa nguôi hẳn, trong chiếu thư chất vấn có viết: “Nếu quả có lòng thành thật thì sao không sang trình diện để phô bày?”. Trần Nhân Tông đã trả lời một cách mềm mỏng: “Thần há không muốn xem quang cảnh thượng quốc, thân mình được tắm gội ơn vua, mà đã vội trái mệnh để chuốc lấy họa ư? Trời trên soi tỏ. Thật tình vì thường tham sống sợ chết, thần xa cách thiên triều mà mắc tội ở góc trời thì sự che chở khoan dung chỉ cậy có bệ hạ sáng như trời trang, lượng như thiên địa. Nếu không dồn hết nước cả bốn biển cũng không đủ để rửa sạch tội của thần”. Trần Nhân Tông đã vận dụng lý lẽ thường tình của con người là “tham sống sợ chết” để giải thích về hành động không sang đất Bắc chầu thiên tử, nhưng vì sợ bỏ xác trên đường đi mà ảnh hưởng đến lòng nhân của thánh triều. Tuy nhiều lần ra chỉ dụ bắt Trần Nhân Tông vào chầu nhưng không được đáp ứng, Hốt Tất Liệt cũng khó kiếm cớ để hỏi tội trước lập luận của ông. Mục tiêu cuối cùng của Trần Nhân Tông đã đạt được, quân Nguyên không động binh lần nữa và mối bang giao giữa hai nước vẫn được thiết lập. Đó là một quyết sách ngoại giao mà Trần Nhân Tông đã vận dụng khôn khéo để tránh cảnh binh đao giết chóc tiếp tục nổ ra giữa hai nước. 

Lời lẽ mềm dẻo trong thư của Trần Nhân Tông còn thể hiện ở chỗ ông quy tội gây chiến cho các tướng lĩnh ngoài biên ải thay vì trực tiếp chỉ trích vua Nguyên. “Đến năm 1286, Binh chương A