31. Trang 310
đi đường sai người đến biên giới đưa đại vương về nước… Ngoài ra đại quân rơi rớt còn lại hơn nghìn người, thần đã ra lệnh cho trở về hết, sau này nếu còn tìm được người nào thần cũng sẽ cho về”.
Sau cuộc kháng chiến Mông Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287 - 1288) thắng lợi, dưới thời Trần Nhân Tông thanh thế Đại Việt đã lừng lẫy khắp cõi Đông Á. Lúc này, giới quân sự Đại Việt đã gây sức ép cho triều đình trong chiến sách mở nước về phương Nam, điều mà các triều trước đã từng thực hiện thành công nhưng cũng không ít máu xương đã phải đổ xuống. Trần Nhân Tông lúc này đã nhường ngôi cho con trai Trần Anh Tông và trở thành Thái Thượng Hoàng lại một lần nữa “xông pha trận mạc”. Dù đã rời xa triều chính, nhưng ông vẫn trung thành với con đường hòa bình mà mình đã gây dựng từ thời trai trẻ.
Tháng 3/1301, với tư cách là một tăng sĩ, Trần Nhân Tông mở
cuộc vân du Champa kéo dài đến tháng 11 cùng năm ấy mới trở
về Đại Việt. Thời gian ở Champa, Trần Nhân Tông đã được vua
Chế Mân đón tiếp nồng hậu bởi trong cuộc chiến tranh chống
xâm lược Mông - Nguyên vừa mới kết thúc không lâu, Đại Việt và
Champa là đồng minh của nhau. Trong cuộc chiến tranh xâm lược
Champa của triều Nguyên năm 1283, Trần Nhân Tông không chỉ
không đồng ý cho Hốt Tất Liệt mượn đường Đại Việt xâm lăng
Champa, mà ngược lại đã gửi 2 vạn quân và 500 chiến thuyền chi
viện cho nhân dân Champa chống Nguyên - Mông góp phần giúp
nhân dân Champa giành thắng lợi. Chắc chắn, trong thời gian ở
Champa, giữa Trần Nhân Tông và Chế Mân đã có những cuộc
đàm đạo ngoạn mục. Sử liệu không ghi đầy đủ những cuộc đàm
đạo này trừ việc Chế Mân đồng ý dâng hai châu Ô và Lý cho Đại
Việt để được kết duyên với công chúa Huyền Trân, người con gái
của Trần Nhân Tông.