32. Trang 311
Trở về Thăng Long, Trần Nhân Tông thông báo với triều thần về kết quả chuyến đi, trong đó có nội dung quan trọng nhất là việc gả công chúa Huyền Trân cho hoàng đế Champa để hai châu Ô và Lý sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Tháng 2/1305, Chế Mân sai sứ là Chế Bồ Đài và hơn 100 người cùng đi, đem vàng bạc, hương quý và vật lạ đến Thăng Long để dâng sính lễ. Cuộc hôn nhân này đã thắt chặt mối quan hệ Việt - Chiêm, tránh đi cuộc tương tàn giữa hai quốc gia mà đồng thời, Đại Việt vẫn có thể mở rộng bờ cõi trong hòa bình.
Dù đã rời nhân thế 700 năm, Trần Nhân Tông vẫn được hậu thế đánh giá là một đại diện tiêu biểu về tinh thần hòa giải. Vinh danh ông, đầu năm 2012 Đại học Harvard (Mỹ) đã thành lập Giải thưởng Trần Nhân Tông về hòa giải. Đây là giải thưởng quốc tế do Viện Nghiên cứu Trần Nhân Tông của Đại học Harvard trao tặng hàng năm dựa trên cơ sở thẩm định của Ủy ban Giải thưởng của Viện. Nói về Trần Nhân Tông và sức lan tỏa cũng như tính thời đại của tư tưởng hòa giải của ngài, Đại sứ Phạm Sanh Châu, với tư cách là Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO cho biết: “Ngài lấy lòng vị tha, trí, đức của đạo Phật, lòng nhân hậu, tinh thần xem trọng con người và chấp nhận sự đa dạng của người khác, tính đoàn kết truyền thống của người Việt làm nguồn cho tư tưởng hòa giải. Tư tưởng hòa giải của Trần Nhân Tông không chỉ là của riêng Phật giáo mà đã “nhập thế - nhập tục” vào dân gian. Có lẽ vì vậy mà dù trải qua nhiều triều đại, nhiều thời kỳ, tư tưởng này vẫn còn có sức sống và sức lan tỏa mạnh mẽ”.
Bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh là một phương thức
ngoại giao mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đã kế thừa từ di sản
vua Trần Nhân Tông. Kể từ khi gia nhập tổ chức Liên hợp quốc
năm 1977, Việt Nam không chỉ bình thường hóa quan hệ với
Trung Quốc (1991), Mỹ (1995) mà còn gia nhập nhiều tổ chức