34. Trang 313
Một là, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới có mối quan hệ hữu nghị thân thiện và tin cậy cả với Mỹ và Triều Tiên - hai quốc gia từng có quan điểm thù địch mà mới gần đây thôi còn đe dọa chĩa tên lửa hạt nhân nhắm vào nhau. Vì thế, Việt Nam được nhìn nhận là quốc gia có thể đóng vai trò hòa giải tin cậy vì hòa bình và hợp tác trong một thế giới toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng.
Hai là, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đảm bảo mọi mặt cho một cuộc gặp quan trọng, có ý nghĩa quốc tế rất lớn, như cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều. Khả năng này của Việt Nam đã được thể hiện rõ ràng và sinh động trong các lần đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế như: 2 lần Hội nghị cấp cao APEC, vào năm 2006 tại Hà Nội và Hội nghị cấp cao APEC vào năm 2017 tại Đà Nẵng; hay Diễn đàn kinh tế thế giới - ASEAN vào năm 2018.
Ba là, Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ khi nhậm chức đã có chuyến thăm Việt Nam tới Hà Nội và gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam. Còn nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng rất muốn nhân cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ thăm chính thức Việt Nam để được chứng kiến các thành tựu của Việt Nam trong quá trình đổi mới mà Triều Tiên đang muốn tham khảo và học tập.
Do đó, Hà Nội là địa điểm lý tưởng để nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đạt được các mục tiêu đó.
Bốn là, đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Việt
Nam không chỉ là mô hình đổi mới thành công dưới sự lãnh đạo
của một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, tương
tự như vai trò của Đảng Lao động ở Triều Tiên, mà còn là quốc
gia rất thành công trong việc biến quan hệ với cựu thù địch trong
Chiến tranh lạnh là Mỹ thành quan hệ đối tác toàn diện vì sự hợp
tác cùng phát triển. Do đó, Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm