8. Trang 324
hành tinh khác (những nơi không có nước hay nhiệt độ âm vài trăm độ, hoặc nóng đến mức nung chảy cả sắt được). Tuy nhiên, với sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ như vũ bão, môi trường sống của hành tinh đang bị hủy hoại nghiêm trọng và ngôi nhà chung của loài người - trái đất này - có thể trở thành ngôi mộ chung cho 8 tỷ người.
Chúng ta cần nhìn thấy rõ nguy cơ đó, cùng tìm và thực thi giải pháp ngăn ngừa thảm họa xảy ra. Chúng ta cần xác định: mọi loài sinh vật trên trái đất này đang tồn tại và phát triển trên nguyên lý cộng sinh. Trái đất, vì thế, cần được xác định là quê hương của chúng ta, quê hương của tất cả con người (và muôn loài), chứ không phải quê hương của chúng ta chỉ là cái làng, cái xã, là thành phố, là quốc gia của mình. Trái đất này là quê hương ta. Ở góc nhìn nhỏ hẹp từ phạm vi quốc gia, tất nhiên người ta sẽ nảy sinh quan niệm lợi ích quốc gia là trên hết. Nhưng quan điểm này có nhiều điểm không còn hợp với thời hiện đại; mà nếu không thay đổi một cách hợp lý thì sẽ gây ra những hậu quả vô cùng thảm khốc cho loài người. Từ góc nhìn của một con người sinh ra trong vũ trụ bao la, xem cả vũ trụ đó là thế giới của mình, chúng ta sẽ nhận ra một chân lý: Trái đất là quê hương chung cho tất cả loài người. Từ đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng lợi ích chung của loài người mới là tối thượng. Vì lẽ đó, việc bảo vệ sự sống, bảo vệ môi trường trên trái đất - quê hương của mình - là nghĩa vụ thiêng liêng, cao đẹp nhất của tất cả chúng ta!
Chúng ta cần xác định rất rõ rằng: ngày xưa, lợi ích quốc gia là
trên hết dựa trên một chân lý: lợi ích chung luôn cần phải đặt lên
trên lợi ích riêng. Bởi vì khi ấy quốc gia còn thì ta còn, gia đình còn,
các cộng đồng của ta còn; quốc gia mất thì ta không còn, gia đình
không còn, các cộng đồng của ta cũng không còn. Ngày nay chúng