14. Trang 330
Người lính đó ở phía nào của cuộc chiến đi nữa, thì cảm giác ám ảnh nhất về chết chóc vẫn là rất đau thương. Bấy giờ là vào khoảng năm 1978. Mẹ tôi cũng không ăn ngủ được vì em ruột của tôi ở bên Campuchia. Nên bà đã ăn chay từ hồi đó, đã hơn 40 năm như vậy. Tôi càng nghĩ càng xót xa cho các nạn nhân của chất độc màu da cam; con cháu họ sinh ra không có một hình hài nguyên vẹn.
Tôi nghĩ là: không thể có một loài người tiến bộ, với những phát minh khoa học lừng danh rồi công nghệ phát triển tân tiến… mà lại tự sáng tạo ra các cỗ máy chiến tranh thảm khốc đến như vậy. Thật là vô lý!
Điều đó đã làm tôi phải suy nghĩ nhiều. Tôi đã viết cuốn Trái
đất là quê hương ta rồi nhiều bài viết khác trăn trở về chủ đề này,
là do những “ám ảnh đau thương” từ hồi còn bé như đã kể. Tại
sao lại không có một sự chung tay cứu rỗi nào xuất hiện hiệu quả
hơn nữa, để cho cả hai bên cùng ngồi lại với nhau. Để rồi cùng có
những giải pháp, giảm thiểu những nỗi đau từ chiến tranh. Để hòa