2. Trang 343

tranh có khả năng lan rộng, luôn cùng hội tụ rình rập đe dọa cuộc sống bình an hàng ngày của con người hiện đại. 

Riêng về chiến tranh, lẽ tất nhiên phe nào cũng giành phần phải về mình, rồi đưa ra các chiêu bài hành động này khác để lôi kéo quần chúng nhập cuộc. Người bàng quan tùy theo thân phận địa vị thường có thái độ nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau: hờ hững không chú ý (mặc kệ nó…); đau xót cho những cuộc sinh linh tàn sát, máu đổ thịt rơi; bênh và chống theo quan điểm chính nghĩa-phi nghĩa… Nói chung, ít ai coi cuộc chiến tranh như ở Nga và Ucraina đang tiếp diễn là tiêu biểu cho một hiện tượng gọi là vô minh, ngu xuẩn và có tính chất phá hủy tàn ác nhất của nhân loại, mà nếu đứng trên quan điểm coi “hòa bình trên hết” thì phải tìm mọi cách để tránh. 

Bằng việc trưng dẫn một cách rất uyên bác cả các sự kiện mang tính thời sự hiện đại lẫn kiến thức đông tây kim cổ (gồm cả khoa học tự nhiên, tôn giáo, triết học), cùng với một văn phong sáng sủa chững chạc, tác giả đã lập luận và mạnh dạn phác họa bản phương án tái xây dựng một thế giới mới trong đó loài người có thể khắc phục được các mối tai họa lớn nhất của mình từ nguy cơ thoái hóa sinh thái và sự hủy diệt của chiến tranh, như đã và đang diễn ra. 

Theo tác giả, sự xác định chuẩn mực giống nòi, dân tộc, lãnh thổ đã được/ bị toàn thế giới nhìn nhận bấy lâu nay dẫn đến việc tranh chấp lợi ích cục bộ cho riêng mỗi dân tộc là tiền đề căn bản cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bao nhiêu cuộc chiến tranh trong quá khứ, và nó đã được chuyển hóa lên thành những cấp độ cao hơn, mở rộng giữa nước này với nước khác, khối liên minh này này với khối liên minh khác, kèm theo chủ nghĩa hay ý thức hệ này