3. Trang 344
với chủ nghĩa, ý thức hệ khác. Vậy thì cần phải nỗ lực đấu tranh để loại trừ cái gọi là sự phân biệt chủng tộc, lãnh thổ, ý thức hệ… để xây dựng một tâm thức nhân loại toàn cầu mới, nhằm bảo vệ trái đất trong sự bình an và phát triển bền vững, mà chìa khoá vàng, theo tác giả, đó chính là một nền giáo dục nhân bản mang tính toàn cầu mới. Điều này có nghĩa cần phải chung tay xây dựng một chương trình giáo dục công dân toàn cầu để thay đổi những nhận thức sai lệch cố hữu vốn đã ăn sâu trong tâm thức loài người mà nay đã không còn phù hợp so với hoàn cảnh thực tế của thời hiện đại. Điều quan trọng là phải làm cho nền giáo dục có nội dung hoàn toàn mới này thâm nhập tạo ảnh hưởng sâu rộng lên ý thức của mọi công dân trên thế giới ngay từ khi một đứa trẻ vừa bước vào các lớp học mẫu giáo…
Được biết, ngoài cuốn sách bạn đang cầm trên tay, anh Lê Viết Hải còn có một bức thư dài tâm huyết gởi cho Đại hội đồng Liên hiệp quốc để đề đạt ý kiến với hy vọng thúc đẩy một cách hiệu quả hơn việc thực hiện chương trình giáo dục mới mà anh đã hoạch định.
Tôi chưa có dịp hỏi lại anh về kết quả sự đáp ứng của các nhà lãnh đạo Liên hiệp quốc đối với bức thư vừa kể.
Hoài bão tốt đẹp của tác giả Lê Viết Hải trình bày trong cuốn sách có vượt ngoài khả năng hiện thực hóa đối với những vấn đề đã đặt ra không, hay chỉ đơn thuần là một giấc mơ đẹp? Nên cản bớt hay nên khích lệ? Thật khó có đủ lý luận để trả lời mấy câu hỏi trên đây một cách dứt khoát mà có sức thuyết phục triệt để.
Ngoài ra, trong sách vẫn còn một vài vấn đề mà người đọc
có thể cảm thấy cần làm sáng tỏ thêm, như cho con người là có