4. Trang 345

tính “bản thiện”, bản chất của con người là không có chiến tranh… Nhưng thiết tưởng, sự tranh luận nếu có cũng là điều bình thường, giúp tiếp cận chân lý cho được rành mạch hơn… 

Với tư cách là người trong vài chục năm nay luôn có những mối quan tâm tương tự như Lê Viết Hải (về vấn đề sinh thái và hòa bình), khi đọc bản thảo sách, trong thâm tâm tôi vừa vui vì có người đồng chí nhưng cũng vừa thật sự băn khoăn về cái bản chương trình rất lý tưởng của anh, khi nhìn thấy lịch sử một thế giới xuyên suốt động loạn mà bao nhiêu những nỗ lực khuyên giải của các bậc hiền triết cổ kim đều có vẻ như không kìm chế lại được, tính cho mãi đến tận hôm nay. 

Trong cái dòng tiến hóa bất tuyệt của muôn loài, sự vật vận động trùng trùng duyên khởi. Nền văn minh khoa học-kỹ thuật càng tiến tới mang lại niềm phấn khởi cho nhân loại bao nhiêu thì tác dụng phá hủy kèm theo của nó lại càng tỏ ra khốc liệt bấy nhiêu (dịch bệnh, biến đổi khí hậu, chiến tranh… ngày một gia tăng với quy mô lớn hơn). Đây là hai mặt âm dương của cuộc tiến hóa/ phát triển tất yếu mà con người thì không thể dừng lại được để trở về lại với cách sống của loài người nguyên thủy. Ngay trong việc thực hiện những công trình xây dựng to tát (mà anh Lê Viết Hải tham gia làm), cũng bao hàm một tác dụng phá hủy, vì không thể tránh được việc khai thác các nguồn tài nguyên từ trái đất đang ngày càng cạn kiệt… 

Cách nay hai-ba tuần, tôi đem nỗi băn khoăn đại khái như trên chia sẻ lại với một vài bạn trẻ có tâm hướng xây dựng tích cực, thì họ đều nói mặc dù có vẻ bi quan như vậy thật, chúng ta cũng không nên bó tay ngồi nhìn, mà cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa