Xung đột ở Donbas khiến Nga phải đối mặt với các hình phạt kinh tế ngày càng leo thang từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu vốn đã kìm hãm nền kinh tế của nước này từ sau khi Crimea sáp nhập vào Nga. Năm 2016, NATO đã đối phó với những lo ngại của các quốc gia thành viên dọc theo biên giới Nga bằng cách tăng cường khả năng quân sự của mình ở Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Romania, đồng thời cam kết vào năm 2008 rằng Ukraine và Gruzia “sẽ trở thành thành viên NATO”.
Vào tháng 9/2017, Hoa Kỳ cũng đã triển khai hai lữ đoàn xe tăng của quân đội Hoa Kỳ đến Ba Lan để tăng cường hơn nữa sự hiện diện của NATO trong khu vực. Vào tháng 1/2018, Hoa Kỳ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với 21 cá nhân - bao gồm một số quan chức Nga - và 9 công ty có liên quan đến cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Vào tháng 3/2018, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê duyệt việc bán vũ khí chống tăng cho Ukraine, thương vụ bán vũ khí sát thương đầu tiên kể từ khi xung đột bắt đầu. Vào tháng 10/2018, Ukraine đã cùng với Mỹ và 7 nước NATO khác tham gia một loạt cuộc tập trận không quân quy mô lớn ở miền tây Ukraine. Các cuộc tập trận diễn ra sau khi Nga tổ chức các cuộc tập trận quân sự thường niên vào tháng 9/2018. Đây là cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Vào tháng 10/2021, nhiều tháng thu thập thông tin tình báo và quan sát cho thấy các hoạt động chuyển quân, xây dựng lực lượng và tài trợ quân sự của Nga đã lên đến đỉnh điểm, cuộc họp giao ban của Nhà Trắng với các nhà lãnh đạo tình báo, quân đội và ngoại giao Hoa Kỳ đã cảnh báo về một cuộc tấn công quy mô gần của Nga nhằm vào Ukraine. Câu hỏi duy nhất còn lại là khi nào cuộc tấn công sẽ diễn ra và liệu Hoa Kỳ có thể thuyết phục các đồng minh hành động phủ đầu hay không?
Chuyện gì đến cũng phải đến, ông Putin dường như đã mất kiên nhẫn. Vào ngày 21/2/2022, Nga đã đơn phương công nhận nền độc lập của hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng