của NATO sẽ diễn biến xấu, sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh mới với Nga và tồi tệ nhất là một cuộc chiến tranh nóng nữa. 

Ông George F. Kennan, cựu cố vấn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, đã cảnh báo đầy nhạy bén trong một cuộc phỏng vấn trên tờ New York Time vào ngày 2/5/1998 về hậu quả của việc NATO tiến về phía đông: “Tôi nghĩ rằng đó là một sự khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh mới. Tôi nghĩ người Nga dần dần sẽ phản ứng khá bất lợi và nó sẽ ảnh hưởng đến các chính sách của họ. Đó là một sai lầm bi thảm”. 

Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các nhà lãnh đạo Liên Xô và NATO đã ký kết một thỏa thuận: Liên Xô sẽ chấp nhận sự tái thống nhất của Đông và Tây Đức, chấp nhận Đông Đức trở thành một phần của NATO để đổi lấy lời cam kết không bành trướng từ khối này. Sự thỏa thuận này rốt cuộc chỉ được giữ gìn trong một thời gian ngắn, vào giữa những năm 1990, chính quyền Clinton bắt đầu thúc đẩy NATO mở rộng. Vòng mở rộng đầu tiên diễn ra năm 1999, đưa Cộng hòa Séc, Hungry và Ba Lan vào NATO. Vòng mở rộng thứ hai là năm 2004 với sự gia nhập của các thành viên Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Romania, Slovakia và Slovenia. Moscow đã phàn nàn một cách cay đắng ngay từ đầu nhưng vào thời điểm đó nước Nga vẫn còn quá yếu ớt trong cuộc phục hồi kinh tế sau khi Liên Xô tan rã để có thể làm trật đường ray di chuyển về phía đông của NATO. 

Được đà lấn tới, Mỹ và NATO tiếp tục nhìn xa hơn nữa về phía đông. Ông George W. Bush (Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ) bắt đầu xem Gruzia và Ukraine là những đồng minh chính trị và quân sự có giá trị của Hoa Kỳ, tại hội nghị thượng đỉnh năm 2008 ở Bucharest, ông đã thúc ép NATO kết nạp Ukraine và Gruzia làm thành viên. Pháp và Đức phản đối động thái này của NATO vì sợ rằng nó sẽ gây phản cảm quá mức đối với Nga. Dù vậy, thông cáo sau hội nghị vẫn khẳng định “Gruzia và Ukraine sẽ trở thành