thành viên của NATO”. Trong cuốn hồi ký năm 2014 của mình, Robert M. Gates, người từng là Bộ trưởng Quốc phòng trong cả chính quyền Bush và Obama, thừa nhận rằng “cố gắng đưa Gruzia và Ukraine vào NATO thực sự là hành động quá mức”. Ông kết luận: sáng kiến đó là một trường hợp “bỏ qua một cách liều lĩnh những gì mà người Nga xem là lợi ích quốc gia quan trọng của họ”.
Đến nay, nhiều chuyên gia cho rằng: vẫn có một cơ hội cho hòa bình, đó là sự thay đổi quan điểm của Ukraine. “Trong một thế giới lý tưởng, sẽ thật tuyệt vời nếu người Ukraine được tự do lựa chọn hệ thống chính trị và chính sách đối ngoại của mình. Nhưng trong thế giới thực, điều này là bất khả. Người Ukraine quan tâm đặc biệt đến những gì người Nga muốn ở họ. Họ gặp rủi ro nghiêm trọng nếu xa lánh nước Nga. Nếu Nga cho rằng Ukraine là mối đe dọa hiện hữu đối với Nga vì quốc gia này đang liên kết với Mỹ và đồng minh Tây Âu thì điều này sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho Ukraine, và đó chính xác là những gì đang xảy ra. Vì vậy, tôi cho rằng một chiến lược khôn ngoan của Ukraine là cắt đứt quan hệ thân thiết với phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ, và cố gắng hòa nhập với Nga. Nếu không có quyết định di chuyển về phía NATO, Crimea và Donbas sẽ vẫn là phần lãnh thổ của Ukraine ngày hôm nay và không có cuộc chiến tranh nào xảy ra”.
Sau thời gian dài xảy ra giao tranh giữa Nga và Ukraine, người
ta vẫn thấy có những dấu hiệu cho thấy châu Âu đang phải vật lộn
để duy trì đường đi của một cuộc chiến ngày càng tốn kém. Với
lạm phát gia tăng, cuộc khủng hoảng năng lượng leo thang và nguy
cơ suy thoái ngày càng đáng sợ, các nhà lãnh đạo châu Âu đã lên
tiếng nhiều hơn về hậu quả kinh tế xã hội của cuộc xung đột cũng
như các tác động chính trị và địa chính trị của nó. Dù các quốc gia
EU đã đồng ý với một lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nga, nhưng
nó sẽ xảy ra với độ trễ thời gian cho phép Nga thích ứng. Trên
thực tế, cùng với lệnh cấm vận khí đốt của EU đối với Nga, chính