hưởng của khói sẽ bốc lên phía trên bầu khí quyển và ngăn chặn hầu hết các tia nắng mặt trời.
“Hy vọng tránh được sự hủy diệt lẫn nhau thành công bằng một cuộc tấn công chặn đầu luôn là điều vô cùng viển vông. Kết luận thực tế là một cuộc trao đổi hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Liên Xô hay người Nga đều chắc chắn dẫn đến một thảm họa không thể giải quyết được, không chỉ đối với hai bên mà còn đối với thế giới. Các nhà hoạch định chính sách đã chọn hành động như thể họ tin, và có lẽ thực sự tin, rằng mối đe dọa như vậy là không thể: một tư thế sẵn sàng chấp nhận để kích hoạt cơ chế tự sát toàn cầu”, Daniel Ellsberg viết trong Cỗ máy Ngày tận thế.
Dù gặp rất nhiều phản đối, chiến lược ưu thế hạt nhân, hay đe dọa tấn công hạt nhân đầu tiên, luôn được Hoa Kỳ sử dụng để gây áp lực với các quốc gia sở hữu hạt nhân và phi hạt nhân để đạt được mục tiêu đế quốc của họ. Chỉ riêng từ năm 1945 đến năm 1996 đã có 25 trường hợp đe dọa hạt nhân trên toàn thế giới được ghi nhận. Theo nghĩa này, việc sử dụng chiến tranh hạt nhân trở thành một mối đe dọa được xây dựng trong chiến lược của Hoa Kỳ. Việc phát triển ưu thế hạt nhân thông qua vũ khí đối kháng cũng có khả năng thực hiện những mối đe dọa hạt nhân tương tự nhắm vào các cường quốc hạt nhân lớn như Nga và Trung Quốc. Toàn bộ cách tiếp cận này là một trò chơi “Con gà hạt nhân”, tiêu đề bài báo do Harry Magdoff và Paul M. Sweezy xuất bản trên tạp chí Monthly Review năm 1982, trong đó, dường như ai cũng đã biết bên nào hiếu chiến nhất.
Trong bối cảnh nguy cơ về một cuộc chiến tranh nhiệt hạch
toàn cầu giữa các cường quốc hạt nhân hàng đầu hiện nay lớn hơn
bất kỳ thời điểm nào trong thế giới hậu Chiến tranh lạnh, nghiên
cứu mới nhất về mùa đông hạt nhân do các nhà khoa học tại Đại
học Rutgers dẫn đầu công bố một cuộc chiến tranh hạt nhân liên
quan đến khoảng dưới 3% kho dự trữ hạt nhân toàn cầu có thể